Tủ điện là nơi để bao chứa và bảo vệ thiết bị điều khiển, đóng cắt điện. Đồng thời đây là nơi nối và phân chia điện cho mọi khu vực công trình. Tủ điện tiêu chuẩn công nghiệp giúp bảo toàn, cách ly và bảo vệ người dùng. Ngoài ra tủ điện còn giúp người dùng nắm bắt chính xác các thông số kĩ thuật thông qua màn hiển thị/đèn chiếu sáng…
Cấu tạo: Composit hoặc tấm kim loại. Kích thước, độ dày khác nhau theo từng nhu cầu, vị trí ứng dụng, lắp đặt. Thường tủ điện công nghiệp sẽ được sơn tính điện trơn hoặc nhăn. Màu sắc thường là xám, ghi hoặc theo từng lĩnh vực, yêu cầu thiết kế, sử dụng mỗi công trình. Đặc biệt, lĩnh vực y tế thường yêu cầu tủ điện vật liệu thép không gỉ.
Vỏ tủ điện với tác dụng chính yếu là bảo vệ, cách ly hệ thống các thiết bị điện với người sử dụng. Bảo toàn sự ổn định, vận hành liên tục của hệ thống điện đặc biệt hệ thống công suất lớn. Đối với mỗi công trình, dự án kho, nhà xưởng, cần những bản thiết kế tủ điện khác nhau đòi hỏi độ chính xác cao
+ Tủ điện thông thường có kích thước:
- Độ dày vỏ có các tiêu chuẩn sau: 1,2mm; 1,5mm; 2,5mm…
- Giới hạn độ rộng tiêu chuẩn: từ 2m đến 8m.
- Giới hạn chiều cao tiêu chuẩn: 2m cho đến 23m.
+ Tủ điện ngoài trời có kích thước đặc thù riêng: Có nhiều loại, tiêu chuẩn kích thước khác nhau. Bản lể với tiêu chuẩn phải có khóa tay nắm, khóa tròn. Tiêu chuẩn tủ kín nước có loại hai mái che, loại có bát tre thì thiết kế 1 mái che hoặc loại đơn giản chỉ có một mái che… Kích thước các loại thay đổi nhưng cần có sự chuẩn xác trong chiều cao của tủ điện thực tế là nó sẽ bằng tổng chiều cao tủ trong bản vẽ cùng với mái che. Không ít trường hợp kĩ sư cân đối sai, tính toán không chi tiết gây ra việc thiết không gian lắp đặt.
+ Tủ điện có chân cần tiêu chuẩn kích thước theo quy cách sản xuất của từng hãng. Điều này sẽ được viết ngay trong catalogue để khách hàng dễ lựa chọn/ cân nhắc. Đối với chân tủ, chiều cao tối đa là 100mm.